Với những hành động vô tình trong thói quen sinh hoạt hằng ngày của phụ huynh, đã khiến để lại hậu quả nghiêm trọng trong quá trình ăn dặm của trẻ
Tập 56 Bác sĩ nhi khoa phát sóng lúc 17h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7 với chủ đề “Sai lầm khi ăn dặm khiến trẻ biếng ăn”. Chương trình với sự dẫn dắt của MC Quốc Bảo cùng Tiến sĩ, Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM.
Trong tiểu phẩm tình huống, tại bàn ăn cơm người mẹ đang chăm đút con ăn nhưng bé lại không ăn. Thấy vậy, bà của bé liền nóng lòng lên tiếng: “Nó không ăn đâu, nấu ăn dặm vậy sao nó ăn được. Đút nảy giờ gần một tiếng đồng hồ mà vẫn chưa xong”. Người mẹ thấy liền phản bác rằng mình nấu cháo đủ dinh dưỡng, tiêu chuẩn và không sai lệch công thức. Vốn dĩ, người bà cưng chiều cháu không yên tâm khi cháu khóc và kén ăn. Bà liền đưa ra những món ăn khác để cháu có thể dễ dàng ăn hơn.
Trận chiến giữa mẹ chồng và con dâu trở nên gay gắt hơn khi cả hai đều bảo vệ quan điểm của mình. Cùng lúc đó, người chồng xuất hiện và tìm ra lý do mà cả hai xung đột nhau. Với tình huống như thế, cuối cùng để giải hòa nên anh quyết định tìm đến chuyên gia tư vấn để giải đáp.
Giải đáp thắc mắc trong tình huống, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu cho biết: “Về sinh lý, bé phải tập ăn dặm dần dần. Với trẻ dưới 1 tuổi, làm quen với độ mặn, ngọt từ nhỏ khi mà lớn lên sẽ quen với vị đó. Càng ngày bé sẽ đòi hỏi vị mặn, ngọt càng cao điều đó làm có hại vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng vị giác. Đối với sinh lý học, dưới 1 tuổi không được nêm thức ăn tự nhiên vì đã đủ hàm lượng muối. Đặc biệt, càng ngày bé sẽ đòi hỏi càng nhiều vì vậy sau này khi tập ăn lại những thức ăn bé sẽ không ăn. Rõ ràng, việc chúng ta cho ăn những thức ăn người lớn trong giai đoạn ăn dặm là một trong những lý do khiến trẻ biếng ăn”.
Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu cũng khuyến cáo nên bé ăn dặm đúng thời điểm. Nếu sai có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá vì men chưa đầy đủ, vùng răng miệng của bé cũng chưa hoàn chỉnh. Nếu ăn dặm quá sớm dễ rối loạn tiêu hóa, lình sình bụng có thể tiêu chảy hoặc nôn ói và bé có cảm giác rất sợ bữa ăn. Đặc biệt, sử dụng thức ăn nhiều đạm làm cho em bé khó tiêu, thay đổi thức ăn đột ngột hoặc là cháo quá lâu sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Bác sĩ Hoàng Thị Thu Hậu còn cho biết thêm cách khắc phục cần phải tuân thủ các khuyến cáo về ăn dặm, tăng dần về độ đậm, mịn, số lượng, các loại thức ăn để làm sao cho em bé nạp vào tốt nhất. Giai đoạn bé bị bệnh lười ăn mà ép thì rất nguy hiểm. Ba mẹ cần sử dụng thực phẩm bổ sung cung cấp thêm các chất như: dịch chiết của ngọn senorita và rễ long đởm vàng dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa của trẻ được tốt hơn.
Bác sĩ nhi khoa được phát sóng định kỳ lúc 17h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình TP.HCM thực hiện, được sự đồng hành của thực phẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ Fitobimbi Omega Junior.
Bài, ảnh: Bee Comm