Lá rừng kể chuyện ngàn năm và cuộc hành trình trở về nhà

Ban Giải Trí |

“Thiên nhiên không phải là một nơi chỉ để thăm thú, đó là nhà” – Gary Snyder. Là nhà, đồng nghĩa với việc thiên nhiên cây rừng có hơi ấm, có sự ủi an và chữa lành. Là nhà, cây rừng luôn dang tay chờ đón những đứa con trở về dù muôn dặm xa xôi…

Lá rừng kể chuyện ngàn năm

Con người sinh trưởng và tiến hoá trong vòng tay của lá rừng. Từ buổi sơ thiên lập địa, loài vượn cổ – được cho là tổ tiên của loài người chúng ta, sống thành bầy đàn trong rừng và duy trì sự sống bằng các hoạt động hái lượm. Trải qua một giai đoạn dài, loài vượn cổ đã có thể dần đứng thẳng trên 2 chi sau, tiến hóa thành loài Homo Erectus (người đứng thẳng) và khoảng 200.000 đến 250.000 năm trước, tiến hoá thành Homo Sapiens (người tinh khôn), chúng ta của ngày nay.

Từ những cánh rừng cổ đại…

Nơi ở của chúng ta cũng ghi nhận những sự thay đổi, từ việc sống hoàn toàn trong rừng, kiếm ăn bằng lá hạt và trái cây, con người dần biết săn bắn, mở rộng phạm vi cư ngụ và rời xa khỏi rừng núi. Ngày nay, rừng cây dù không còn là nơi cư ngụ nhưng vẫn luôn là lá phổi nuôi dưỡng hơi thở của những đứa con, bảo vệ những đứa con khỏi cơn bão lũ… Rừng cây tựa như người mẹ, nuôi nấng và luôn đợi chờ những người con trở về.

… tới những cánh rừng trẻ, cây rừng vẫn luôn là mái nhà lớn của loài Homo Sapiens. Nguồn ảnh: Internet.

Hành trình trở về “nhà”

Theo tháp nhu cầu Maslow, khi con người đã đầy đủ về nhu cầu sinh lý: đủ ăn, đủ mặc và nhu cầu an toàn: thể xác có nơi trú ngụ… họ hướng tới tầng thứ 3 của tháp: nhu cầu xã hội: được yêu thương và trao đi yêu thương. Ngày nay, câu chuyện cơm ăn, áo mặc dường như không còn giành được nhiều sự chú ý, thay vào đó là câu chuyện về thiên nhiên, về sự tiếp nối thế hệ với điều quan trọng nhất là níu giữ màu xanh của cây cỏ.

“Trái tim” của Vườn Quốc gia Cúc Phương. Nguồn ảnh: Vườn Quốc gia Cúc Phương

“Trong mỗi cuộc dạo chơi cùng thiên nhiên, con người nhận được nhiều hơn những gì người ta hằng mong muốn” – John Muir. Cuộc sống của ta là sự tiếp nối từ quá khứ và vay mượn của tương lai, nếu không có sự xuất hiện của màu xanh rừng cây, xanh cỏ ngát, ắt hẳn sẽ đi đến diệt vong. Và ta trở về nhà, trở về chính nơi “tổ tiên” từng được nuôi dưỡng, trở về với người mẹ thiên nhiên thuỷ chung. Hành trình trở về và bảo tồn rừng không chỉ tính bằng tháng hay bằng năm. Nó được đo bằng niềm tin và công sức của cả một thế hệ, cả một giống loài. Nó là sự kéo dài từ những ngày hồng hoang muôn thuở cho đến những tháng ngày tương lai, dù công nghệ đang phủ đầy trên những tán lá.

Trong công cuộc trở về, ta cần những người tiên phong mở lối chỉ đường. Thương hiệu mỹ phẩm cao cấp Menard Việt Nam và Vườn Quốc gia Cúc Phương đã chung tay trên hành trình trở về với chính hình hài yêu thương. Trong lễ công bố hợp tác, Menard Việt Nam và rừng Cúc Phương gửi tới Tri kỷ tấm thiệp với lời chào đón từ 25 chiếc lá đại ngàn. Đó là lời tâm tình, là yêu thương và sự biết ơn gửi gắm, là những lời hiệu triệu đầy sức nặng tới cộng đồng và cũng là những hạt giống được gieo xuống cho thế hệ mai sau.

Những bóng hình thầm lặng trong công cuộc bảo vệ tán rừng ngát xanh. Nguồn ảnh: Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Và bên dưới tán rừng ấy, Menard Việt Nam cũng nỗ lực, chung tay bảo vệ những cá thể động vật quý hiếm – một phần quan trọng của hệ sinh thái rừng. Bởi đó là linh hồn, là sức sống, sự tươi vui bền vững bên trong vẻ trầm mặc của rừng.

Di sản lớn nhất của loài người, có hay chăng, chính là sự tiếp nối thế hệ, cũng như rừng cây, di sản lớn nhất của chúng là những mầm non mới nhú, phủ xanh những mảnh đất cằn khô?

Theo Người Hà Nội

Loading...

Tin liên quan