Rẽ bước về rừng – lần đầu tiên, ta rung động giữa đại ngàn

Ban Giải Trí |

Thiên nhiên là nguồn cội, và rừng già là nhựa sống của con người. Tự bao giờ điều này lại dễ dàng lãng quên đến mức, chỉ với những bước đầu tiên vào vùng xanh thẳm ta liền rung động đến ngỡ ngàng.

 

Từ hiện đại quay về nguyên sơ, mở ra những xúc cảm lạ lẫm

Theo thuyết tiến hoá của Darwin, con người tiến hoá từ loài vượn cổ, thay đổi dần nếp sống nương tựa dưới tán rừng để đến với tầng lớp dãy nhà cao ở niên kỷ hiện tại. Vậy mà khi nếp sống càng hiện đại, thiên nhiên và con người lại xa nhau hơn. Vẻ đẹp nguyên sơ chỉ được tiếp cận gián tiếp qua những câu chuyện xưa, hình ảnh và tiếng ca.

Nếu yêu thương, sao không thử một lần trải nghiệm bước chân lên tầng lá dày ẩm ướt, thay vì nghe lời phàn nàn về đôi giầy dính bùn lầy? Chỉ cần rẽ bước về rừng, ta sẽ được cảm nhận những gì khác xa hẳn nếp sống thị thành, hiện đại. Rằng nguyên sơ thực tế đẹp hơn nhiều những lời ca.

Rừng già mở ra tuyệt đẹp theo từng bước chạy.

Bởi lẽ, chỉ khi trực tiếp bước về phía rừng già, ta mới thực sự được trải nghiệm “một bữa ăn thịnh soạn” của vẻ đẹp đa giác quan. Ngay từ khoản khắc đầu, thị giác “khai vị” nhờ sắc xanh sống động, tựa như rừng thông của Ivan Shishkin đang khiêu vũ nhẹ nhàng cùng ánh sáng ấm áp xuyên qua tầng cây. Sau đó là “món chính” với âm thanh và mùi vị lạ lẫm, một món fusion (ẩm thực kết hợp) thiên nhiên độc đáo khác hẳn tiếng động ồn ả và nỗi lo kiểm tra IQA hằng ngày. Ta được thưởng thức tiếng xào xạc lá, líu lo của chim muông, róc rách của suối nguồn, kết hợp hoàn hảo cùng mùi vị trong lành căng tràn cuống phổi. Đến nỗi, chỉ muốn bỏ đi chiếc khẩu trang phiền hà. Và cuối cùng, là “tráng miệng” với xúc cảm mộc mạc mát rượi, thân thuộc tựa món thạch sơn thuỷ ru ta về cội nguồn, cho ta cảm giác thân thuộc như nhà.

Cùng biến rung cảm thành hành động

Hãy cho phép bản thân vượt lên khỏi vòng an toàn quanh tiện nghi quen thuộc, tham gia những hoạt động trực tiếp đắm mình vào thiên nhiên trù phú: những chiến dịch thực địa bảo tồn thiên nhiên, du lịch trải nghiệm khám phá hay chỉ đơn giản là tham gia hoạt động thiện nguyện vùng sâu xa giúp cải thiện môi trường.

 

Các đại diện Menard Việt Nam cùng nhau chạy băng rừng – rẽ bước về đại ngàn.

Ngày 03/04/2022, MENARD đồng hành tài trợ Giải chạy Marathon xuyên rừng – Cuc Phuong Jungle Paths. Mỗi cá nhân với tình yêu thiên nhiên trên 13 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng tham gia chạy marathon địa hình rừng mưa nhiệt đới và núi đá vôi. Các cung đường cho giải chạy đã được Ban tổ chức khảo sát địa hình địa thế suốt 2 năm – hành trình đầy vất vả và gian truân đã kết lại ngọt ngào bằng sự thành công của giải chạy.

Với 4 chặng đua 10km, Menard 25km, 42km và Menard 70km, hai cung đường Menard 25km và Menard 70km được coi là hai cung đường đẹp nhất, đi qua những địa điểm thơ mộng, đặc trưng của rừng quốc gia Cúc Phương.

Ở chặng Menard 70km, các vận động viên xuất phát từ lúc tờ mờ sáng với không khí se lạnh của buổi sớm núi rừng. Đoạn đường đầu tiên đẹp như một bản hòa ca, đường bằng phẳng và lá cây rụng nhiều. Đoạn đường CP2 – CP3 đi xuyên vào lõi rừng già, khúc khuỷu, gập ghềnh với các dốc đá tai mèo trơn trượt – một đường chạy trail đúng nghĩa. Nhưng đặc biệt nhất, ở cung đường CP4 – CP5, các VĐV chèo SUP men theo sông Bưởi, ngắm nhìn bản làng, thôn xóm hiện lên mờ mờ hai bên bờ bãi, tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp sông nước trù phú của rừng quốc gia Cúc Phương.

Có lẽ, cự ly Menard 70km tại Cuc Phuong Jungle Paths là đường chạy marathon đầu tiên xuyên rừng có thêm hạng mục chèo SUP. Theo lời Ban tổ chức, đường chèo SUP được tạo ra với mong muốn tôn trọng thiên nhiên, không phá rừng tạo thêm lối mòn cho đường chạy. Chúng ta sẽ đi qua và để lại nơi trái tim rừng tình yêu thanh thuần nhất.

Từ việc “chạm” trực tiếp với đại ngàn, mỗi “đứa con” của rừng già đều sẽ trở thành một sứ giả có tinh thần trách nhiệm, nâng cao kiến thức về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Hy vọng với những nỗ lực của chúng ta, sẽ phần nào thay đổi định kiến của con người về nguyên sơ. Cùng nhau hướng về nguồn cội.

Theo Người Hà Nội

Loading...

Tin liên quan